Những đưa trẻ thường xuyên được ôm có nhiều lợi thế hơn những đứa trẻ chơi 1 mình
Hình dạng đầu của trẻ
Khi một đứa trẻ được sinh ra, hộp sọ của bé chưa phát triển đầy đủ, đầu vẫn còn mềm. Nếu trẻ thường xuyên nằm nhiều trên giường thì đầu sẽ bị bẹp, mất cân đối. Nhưng nếu khi còn nhỏ người mẹ thường xuyên bế trẻ, thì hình dáng đầu sẽ phát triển theo quy luật tư nhiên và ngày càng đẹp hơn.
Bố mẹ phải biết rằng, hình dáng đầu cũng ảnh hưởng đến ngoại hình của trẻ khi bé lớn lên. Nếu đầu bị méo, mất cân đối thì đứa trẻ sẽ dễ trở nên tự ti với ngoại hình của mình. Ngược lại, một cái đầu tròn sẽ giúp bé có nhiều lợi thế về ngoại hình hơn trong tương lai.
Phát triển trí não của trẻ
Mặc dù ở 6 tháng tuổi đầu, trẻ chưa thể nói, thậm chí chưa thể ngồi, nhưng trên thực tế não của trẻ đang phát triển nhanh chóng, cân nặng ngày càng tăng và các tế bào thần kinh cũng đang phát triển.
Lúc này, mẹ thường xuyên bế trẻ, có thể giúp kích thích khứu giác của trẻ, vì bé ngửi thấy mùi cơ thể của mẹ, đồng thời cũng có thể kích thích thính giác của trẻ, vì bé nghe được nhịp tim quen thuộc của mẹ.
Hình dáng khuôn mặt mẹ có thể kích thích thị giác và xúc giác của trẻ cũng như thế, bởi vì khi trẻ được mẹ bế, da của bé sẽ tiếp xúc gần với da của mẹ... chuỗi hoạt động kích thích này giúp phát triển trí não và khiến đứa trẻ trở nên nhạy bén và thông mình hơn.
Ngược lại, đưa trẻ thường nằm trên chiếc giường trống khi trẻ còn nhỏ, thì một căn phòng yên tĩnh như vậy không đủ điều kiện để kích thích não bộ bé phát triển, điều này có hại với chỉ số IQ khi lớn của bé.
Phát triển thể chất của trẻ
Sau khi em bé mới chào đời, mẹ không thể lúc nào cũng ôm bé, nhưng sau 3 tháng, nếu mẹ có thể thường xuyên ôm bé, không để bé nằm 1 mình thì chắc chắn sẽ tốt hơn cho bé.
Bé giai đoạn này có thể đang tập lật, các cơ cũng đang rèn luyện và hoàn thiện. Vì vậy, thay vì để bé nằm 1 mình quá lâu trên giường, thì khi rảnh rỗi mẹ nên ôm bé nhiều hơn, như vậy có thể giúp bé đả thông các kinh mạch trên cơ thể. Điều này có thể giúp thúc đẩy sự phát triển thể chất của em bé tốt hơn.
Mặt khác, một đứa trẻ có thể cảm thấy buồn chán khi nằm 1 mình. Tuy nhiên nếu được mẹ bế, vùng thị giác của bé được mở rộng ra thì lại hoàn toàn khác.
Trong vòng tay mẹ, bé có thể nhìn thấy 1 thế giới nhỏ bé rộng lớn hơn khi mà nằm trên giường bé không thể nhìn thấy được. Điều này sẽ khiến em bé cảm thấy rất vui và thoải mái. Em bé có tâm trạng vui vẻ thì lá lách và dạ dày sẽ hoạt động tốt hơn, cơ thể cũng nhờ đó mà hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.
Mối quan hệ giữa mẹ và trẻ
Một em bé nằm và chơi một mình không thể thiết lập mối quan hệ tốt với mẹ. Bé sẽ cảm thấy mẹ xa lạ và không đủ thân thiện. Nhưng đối với đứa trẻ thường xuyên được ôm, mẹ có thể nhẹ nhàng ghé vào tai trẻ, thì thầm với trẻ, cùng trẻ giao tiếp, cho dù trẻ chưa nói cũng có thể cảm nhận được mối quan hệ thân thiết giữa mình và mẹ.
Em bé còn quá nhỏ để cảm thấy không an toàn, và 1 cái ôm có thể bù đắp cho điều đó. Và nhìn chung em bé nào cũng sẽ thân thiết hơn với những người mà ôm bé nhiều hơn.
Thực tế, bố mẹ đều hiểu rất sâu về khía cạnh này, ví dụ mẹ đi làm quá bận không có thời gian ôm bé mà gửi cho bà chăm, như vậy thì đứa trẻ sẽ trở nên thân thiết với bà, người thường ôm bé. Sau đó, nếu mẹ muốn ôm thì bé có thể tỏ ra không muốn.
Khả năng thích nghi của trẻ
Khi bị tách khỏi mẹ, một số trẻ sẽ khóc rất to và không muốn " xa" mẹ, nhưng 1 số trẻ chỉ khóc để trấn tĩnh, điều này đặc biệt rõ ràng. Khi nói đến việc đưa con đến trường mẫu giáo, một số đứa trẻ bị phân tâm cả ngày kể từ khi trẻ bị tách khỏi mẹ. Dù đã ở trường mẫu giáo được 1 tháng, nhưng đứa trẻ vẫn không thể thích nghi. Nhưng có đứa trẻ chỉ khóc vài ngày đầu, sau đó đã có thể hòa nhập vui chơi và học tập vui vẻ ở trường mẫu giáo mỗi ngày.
Những đứa trẻ có thể thích nghi nhanh chóng ở trường mẫu giáo, là những đứa trẻ ít long lắng về sự " chia ly" trong khi những đứa trẻ không thích nghi sẽ có sự lo lắng về sự " chia ly" rất nghiêm trọng.
Nếu mẹ thường xuyên bế con khi còn nhỏ và chỉ giới hạn tầm nhìn với những bức tường trắng, đứa trẻ chắc chắn sẽ cảm thấy buồn chán, cô đơn, lo lắng. Vậy nên một khi đứa trẻ bị tách khỏi mẹ, trẻ sẽ ngay lập tức cảm thấy bị bỏ rơi, và nỗi lo lắng về sự xa cách này sẽ nghiêm trọng hơn từng ngày.
Não bộ phát triển nhờ vào các tác động kích thích bên ngoài và đặc biệt từ các hoạt động VUI CHƠI qua các GIÁC QUAN!
Các trò chơi qua 5 giác quan: chạm, nghe, nhìn, nếm, ngửi,... giúp phát triển tối ưu các khớp thần kinh và chức năng liên quan đến cảm giác.
Khi trẻ phối hợp nhiều giác quan để vận động & vui chơi, con sẽ học được nhiều kinh nghiệm hơn và lưu giữ nhiều thông tin hơn trong ký ức. Vì bộ não luôn giữ trí nhớ tốt hơn với nhiều trải nghiệm.
- Trẻ trở nên sáng tạo và thông minh chỉ đơn giản bằng cách vui chơi đúng cách. Đồng thời, trong khi chơi các con cũng xây dựng tốt hơn các kỹ năng về:
- Ngôn ngữ.
- Nhận thức.
- Không gian thị giác.
- Kỹ năng xã hội và khả năng điều chỉnh cảm xúc.
️- Ba mẹ ơi, đừng bỏ lỡ giai đoạn quan trọng của con để giúp khai phá những tiềm năng trí não của bé, hãy cho con chơi nhiều hơn, tiếp xúc thế giới bên ngoài nhiều hơn và đặc biệt là định hướng cho con bằng các phương pháp giáo dục sớm khoa học và đúng đắn.
- Đến với lớp học của Gymboree Play & Music, ba mẹ có thể cùng hòa nhập vào thế giới của con để thấu hiểu sự phát triển của trẻ, theo dõi và tác động trực tiếp thông qua các hoạt động tương tác 1:1 trong lớp (1 phụ huynh đi kèm với 1 bé).
- CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY TẠI GYMBOREE:
- PLAY & LEARN - ÂM NHẠC & VẬN ĐỘNG
Play & Learn 1 (0-6 tháng)
Play & Learn 2 (6-10 tháng)
Play & Learn 3 (10-16 tháng)
Play & Learn 4 (16 - 22 tháng)
Preschool Step (22-36 tháng)
Play & Learn 7 (36 - 60 tháng)
- MUSIC - CẢM THỤ ÂM NHẠC (6-60 tháng)
- ART - CẢM THỤ NGHỆ THUẬT (18-60 tháng)
GYMBOREE PLAY & MUSIC HA NOI
- Location 1: T07-OF-02, 2nd floor, T07 Building, Times City, 458 Minh Khai Street, Hai Ba Trung district.
Phone: 0359740087 (Zalo/Imess)
- Location 2: 2nd floor, 17T4 building, Hapulico Complex, 1 Nguyen Huy Tuong Street, Thanh Xuan district.
Phone: 0397252592 (Zalo/Imess)
- GYMBOREE PLAY & MUSIC HO CHI MINH
-Cs 1: Tầng 10, Tòa nhà Hà Phan Building, 17-19 Tôn Thất Tùng, Phường Phạm Ngũ Lão, Q.1, TPHCM.
Phone: (028) 3827 7008
- Cs 2: Vietopia, số 02-04 Đường số 9, Khu đô thị Him Lam, Q.7, TPHCM.
Phone: (028) 2200 1383
Website (Hanoi): www.gymboreehanoi.com
Website (Vietnam): www.gymboreeclasses.com.vn
Website (International): www.gymboreeclasses.com